Với đặc tính dễ hư hỏng, giảm chất lượng, hải sản là loại hàng “đặc biệt” mà bạn cần chú ý cẩn thận khi vận chuyển. Bởi, nếu quá trình vận chuyển xảy ra sai sót thì hải sản có thể mất đi độ tươi ngon, thậm chí bị thối rữa không sử dụng được. Chính vì thế, khi vận chuyển đi xa, bạn cần biết những phương pháp bảo quản hải sản để sản phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon, đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng như ban đầu.
Các rủi ro trong quá tình vận chuyển hải sản đi xa
Hải sản được biết đến là loại hàng “đặc biệt” rất dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển nếu như không được bảo quản đúng cách. Do đó, khi vận chuyển hải sản, mọi người thường chú ý sử dụng một số vật liệu chuyên dụng đóng gói hải sản để đảm bảo hàng đến nơi vẫn giữ được độ tươi ngon như ban đầu.
– Hải sản bị yếu dần, thịt bị óp, ăn không có độ tươi ngon;
– Không gian vận chuyển bị bốc mùi hôi, tanh;
– Trong quá trình vận chuyển nước sẽ bị tràn ra ngoài;
– Hải sản bị ngợp và bốc mùi, không sử dụng được.
Để tránh các vấn đề có thể xảy ra khi vận chuyển hải sản đi xa, bạn cần đảm bảo rằng hải sản được đóng gói một cách chính xác và được bảo quản đúng theo tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt, việc sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng là rất quan trọng để đảm bảo hải sản được giao đến luôn trong tình trạng tươi ngon và giữ nguyên chất lượng, giá trị dinh dưỡng.
3 Bí Kíp Bảo Quản Hải Sản Vận Chuyển Đi Xa
1. Lựa chọn hải sản chất lượng
Để hải sản chuyển đi luôn tươi ngon thì trước hết bạn phải chọn được hải sản chất lượng. Việc chọn được hải sản chất lượng là cách đơn giản nhất giúp bạn đảm bảo hàng chuyển đi luôn tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý tới thời điểm mua hải sản. Theo đó, bạn cần tránh mua hải sản vào những ngày trăng khuất hoặc trăng tròn bởi vào ngày này tôm, cua, ghẹ,... thường bị óp và không ngon.
Bạn có thể tham khảo một số mẹo chọn hải sản tươi sống sau:
– Cá: Chọn cá còn sống khỏe, mắt trong, mang cá màu đỏ tươi và không thâm đen. Nếu cá đã qua sơ chế, bạn cần chọn những con có mắt sáng, ấn nhẹ vào thân cá thấy nhanh chóng trở về dạng ban đầu.
– Tôm: Tùy thuộc vào từng loại tôm, nếu là tôm hùm bạn cần chọn loại có càng xanh trong và vỏ tươi bóng. Đối với tôm hẹ, bạn cần chọn những con còn nhảy khỏe, có màu hồng trắng và mắt xanh. Đặc biệt lưu ý, không chọn những con có mùi tanh vì chúng rất dễ bị hỏng.
– Mực: Chọn mực to, dày mình, chắc thịt, có túi mực còn nguyên không bị vỡ, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da mực vẫn bao quanh đều.
– Sò, nghêu, ốc: Chọn những con chưa có mùi lạ. Đối với sò, bạn nên chọn những con há miệng, khi đụng tay vào thì khép miệng và nghêu thì ngược lại.
– Cua, ghẹ: Mẹo chọn cua ngon đó là bạn hãy nhìn vào càng cua, nếu càng còn mọng nước thì con cua đó là cua xốp, không chắc thịt. Bạn nên chọn những con có càng và chân còn búng, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc. Đối với ghẹ, bạn nên chọn những con có yếm đỏ và chân co lại, Không nên chọn những con ghẹ to, những con ghẹ vừa thịt sẽ ngon và thơm hơn.
2. Đóng gói hải sản đúng quy cách theo từng loại
Khi vận chuyển, mỗi loại hải sản sẽ có cách đóng gói khác nhau. Bởi hải sản như tôm, cua, cá,… đều có tính chất riêng biệt. Do đó, để đảm bảo hải sản chuyển đi luôn tươi ngon, bạn cần chú ý đóng gói đúng cách và phù hợp với từng loại. Theo đó, bạn nên dùng vật liệu, thùng chuyên dụng để đóng gói khi vận chuyển.
Đối với từng loại hải sản cụ thể, bạn có thể đóng gói như sau:
– Tôm hùm: Bạn nên đưa tôm vào trạng thái ngủ đông bằng cách cho tôm vào nơi có nhiệt độ lạnh đột ngột. Tiếp đó, cho tôm vào túi, đắp rong biển lên, bơm thêm khí oxy và buộc chặt túi lại.
– Đối với cua: Buộc chặt càng cua rồi cho cua vào thùng xốp có đục lỗ. Tiếp đó, bạn chùm khăn ướt lên cua để đảm bảo cua không bị mất nước khi di chuyển xa.
– Đối với các loại hải sản khác: Cho một lớp đá vào thùng xốp rồi để hải sản lên. Tiếp theo, bạn trải thêm 1 lớp đá lên trên hải sản. Cuối cùng dán băng keo cố định thùng để tránh mất nhiệt khi vận chuyển.
* Lưu ý: Khi đóng gói hải sản, bạn cần chú ý chọn thùng xốp có kích thước vừa đủ, không nên quá rộng cũng không nên quá chật. Trong thùng đóng gói phải có đá lạnh hoặc vật liệu chuyên dụng để bảo quản giúp hải sản luôn tươi ngon. Đặc biệt, để đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn khi vận chuyển hải sản đi xa, bạn cần phải sử dụng phương tiện chuyên dụng để giao nhận.
3. Lưu ý quá trình vận chuyển và giao nhận hải sản
Vận chuyển hải sản qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không, bạn cần đảm bảo nắm chắc các lưu ý sau:
– Sử dụng các loại thùng xốp, thùng chuyên dụng để đóng gói phải đảm bảo chức năng bảo vệ hải sản trong thời gian dài.
– Một số loại hải sản có thể bị chết, hư hỏng khi vận chuyển xa. Do đó, bạn cần sử dụng cách bảo quản phù hợp khi vận chuyển.
– Tùy thuộc vào từng loại hải sản, bạn nên tách biệt từng khu chứa hàng để điều chỉnh nhiệt độ, không khí cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.
– Khi xếp các thùng hàng lên phương tiện vận chuyển, bạn cần đảm bảo luồng khí bên trong có thể lưu thông khắp nơi giúp tất cả các vị trí đều được làm lạnh đều.
– Trong quá trình vận chuyển, cần chú ý không xê dịch thùng đựng hải sản nhiều lần.
Nếu bạn cần mua các loại hải sản đông lạnh tươi ngon, đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, được đánh bắt từ các tàu, thuyền, ghe,... hãy liên hệ ngay với Hải Sản Gia Hân. Chúng tôi cam kết hàng được giao đến tận nơi cho khách hàng giữ được chất lượng tốt nhất, cùng với mức giá hấp dẫn dành cho bạn.
Thông tin mua hàng:
Hotline: 0934171139
Mail: seafood1139@gmail.com
Địa chỉ: Số 136 Lô D4, Khu ĐTM Đại Kim – Định Công, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội